Tổng hợp kinh nghiệm thực chiến bán hàng trên Zalo

Tổng hợp kinh nghiệm thực chiến bán hàng trên Zalo

16/02/2022 15:28

Đi cùng với những nền tảng kết nối người dùng như Facebook hay Instagram, Zalo đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ người sử dụng trong nhiều mặt và bán hàng cùng không phải là ngoại lệ. Với việc kinh doanh trên Zalo, các bạn sẽ có một “kho lợi nhuận” khổng lồ, từ kinh nghiệm kinh doanh cho đến lợi nhuận thực chiến. Cùng Zalo ZNS tìm hiểu và tổng hợp kinh nghiệm thực chiến bán hàng qua Zalo qua bài viết dưới đây.

Nội dung chính [show]

1. Zalo là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Zalo là một nền tảng mạng xã hội OTT (Over the top) cho phép người dùng có thể kết nối với nhau thông qua hình thức gọi điện hoặc nhắn tin miễn phí, miễn là người dùng có kết nối internet. Đây còn là nền tảng được phát triển hoàn toàn bởi người Việt và được ra đời vào năm 2012, trực tiếp cạnh tranh với các nền tảng lúc bấy giờ như Facebook, Zing…

Zalo là gì?

Zalo là gì?

2. Có bán hàng được trên Zalo hay không?

Việc bán hàng trên Zalo là hoàn toàn khả thi, nhờ vào sự tiện lợi cũng như những tính năng vượt trội mà Zalo có thể đem lại cho người dùng. Cụ thể, Zalo có khả năng trở thành một môi trường kinh doanh lớn nhờ vào những điểm thuận lợi như sau:

2.1. Lượng người dùng của Zalo lớn và đa dạng về độ tuổi

Hiện nay, chỉ riêng tại Việt Nam, lượng người dùng của Zalo đã lên đến con số 100 triệu người, với đa dạng các độ tuổi khác nhau, từ những người tuổi từ 15 - 20, trẻ trung, năng động và thích nghi tốt với công nghệ, cho đến những người đã quá tuổi 60, cần một công cụ có giao diện dễ dùng, phù hợp với nhu cầu nghe - gọi - nhắn tin mà không mất một đồng chi phí nào. Vậy, khi bán hàng trên Zalo, người kinh doanh như bạn sẽ kiếm được một nguồn lợi nhuận khổng lồ đến từ người dùng, và mặt hàng của bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn.

2.2. Khách hàng trên Zalo hầu hết người dùng thật

Với yêu cầu phải đăng ký số điện thoại riêng đến từ Zalo, việc có được một tài khoản Zalo ảo là chuyện rất hiếm khi xảy ra, mà đa phần đều là người dùng thời gian thực. Vậy nên, khi bán hàng trên Zalo, việc bạn bị mất khách do không liên lạc được hoặc tài khoản Zalo khách hàng bị đánh sập do “ảo” sẽ ít có khả năng xảy ra hơn, giúp việc chốt đơn hàng trở nên chắc chắn hơn.

2.3. Tương tác với khách hàng dễ dàng qua hệ thống Zalo Official Account

Với bản chất là một dịch vụ OTT, Zalo mang trong mình một lợi thế lớn khi có thể tối ưu hóa trải nghiệm người dùng thông qua tương tác đơn. Cụ thể, người kinh doanh có thể dễ dàng tương tác 1:1 với mọi khách hàng tiềm năng trên các thiết bị từ smartphone, máy tính bảng đến máy tính. Ngoài ra, với tính năng quảng cáo như Zalo Ads hay Zalo Broadcast, khách hàng sẽ có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh hơn.

2.4. Miễn phí chi phí bán hàng

Một hệ thống sử dụng miễn phí như Zalo sẽ giúp chi phí bán hàng của bạn giảm xuống đi rất nhiều so với việc kinh doanh truyền thống, từ chi phí thuê mặt bằng, chi phí kinh doanh cá nhân cho đến chi phí nhập hàng, bảo quản hàng hoá. Với Zalo, mọi thứ đều chỉ qua lăng kính chiếc smartphone của bạn, giúp việc bán hàng trở nên thuận lợi hơn và lợi nhuận sẽ lớn hơn rất nhiều.

Xem thêm: Bí quyết bán hàng trên Zalo Page hiệu quả nhất

3. Những mặt hàng nào có thể bán được trên Zalo?

Bạn có thể bán bất kỳ một mặt hàng nào trên Zalo mà vẫn có thể thu được một nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, với nhu cầu của đại đa số khách hàng trên Zalo, bạn có thể kinh doanh một số mặt hàng phổ biến sau đây để vừa tối ưu lợi nhuận, vừa không bị quá dàn trải về mặt hàng hoá, vừa có thể chạm đến đúng nhu cầu của người tiêu dùng:

  • Các sản phẩm thời trang nam - nữ với độ tuổi từ 30 - 40: vest, quần áo công sở, quần áo ngủ, váy dài, áo lông,...
  • Các loại thực phẩm tươi, sạch, được kiểm duyệt: rau tươi, thịt gà chặt tươi, xúc xích, trứng tươi đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước.
  • Các mặt hàng đồ ăn sẵn, đồ ăn vặt như thịt bò khô, bánh tráng đóng hộp, nem chua Thanh Hoá, kem dừa,...

Những mặt hàng bán trên Zalo

Mặt hàng bán trên Zalo

4. Cách bán hàng trên Zalo

Với việc bán hàng trên Zalo, sẽ không có quá nhiều thủ tục để bạn cảm thấy quá khó khăn trong quá trình kinh doanh online của mình. Ứng dụng Zalo hiện đang xuất hiện trên tất cả các hệ thống, thiết bị thông dụng của người dùng hiện nay, từ smartphone, máy tính bảng cho đến trên cả laptop và máy tính cây. Sau đây là cụ thể các bước bán hàng trên Zalo từ A đến Z cho các bạn - những người kinh doanh online - có nhu cầu tìm hiểu.

4.1. Tải ứng dụng về và đăng ký tài khoản Zalo

Như đã nói trên, Zalo xuất hiện trên đa dạng các nền tảng, nên việc tải ứng dụng về có thể làm một cách dễ dàng. Đối với smartphone và máy tính bảng, bạn chỉ cần vào App Store (hệ điều hành iOS) hoặc Google Play (hệ điều hành Android) để có thể tải Zalo về máy. Còn với những chiếc máy tính cây hoặc laptop, bạn có thể lên Google, tìm từ khoá “Zalo” và vào trang chủ để lấy đường dẫn tải về, hoặc thậm chí sử dụng trực tiếp trên một nền tảng thứ ba như Firefox hay Google Chrome.

Việc đăng ký tài khoản Zalo cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn hãy vào ứng dụng Zalo, chọn “Đăng ký”
  • Bước 2 (Dành cho điện thoại): Nhập tên của bạn vào ô trống rồi bấm “Tiếp tục”
  • Bước 3: Nhập số điện thoại cá nhân của mình vào ô trống rồi chọn “Đăng ký” (nếu là ứng dụng trên máy tính cây hoặc laptop) hoặc “Tiếp tục” (nếu đăng ký trên smartphone hoặc máy tính bảng)
  • Bước 4: Chọn “Xác nhận” để xác nhận số điện thoại
  • Bước 5: Nhập mã xác thực được gửi vào số điện thoại của bạn để hoàn tất đăng ký tài khoản Zalo.
  • Bước 6 (Dành cho đăng ký trên web không qua ứng dụng): Bạn nhập thông tin đầy đủ của mình để hoàn tất đăng ký

4.2. Xác định tệp khách hàng tiềm năng để có thể theo dõi hành vi của họ

Việc xác định một tệp khách hàng tiềm năng cũng ảnh hưởng lớn đến cách thức và sản phẩm kinh doanh của bạn, từ đó dẫn đến câu chuyện lợi nhuận kinh doanh của bạn ra sao khi xác định được khách hàng tiềm năng của mình. 

Ví dụ, bạn muốn kinh doanh mặt hàng là quần áo trẻ em từ 3-5 tuổi, thì bạn cần xác định tệp khách hàng tiềm năng trên Zalo của mình là: bậc cha mẹ, tuổi từ 28 - 35, đã có gia đình và con nhỏ, thường xuyên sử dụng Zalo như một công cụ liên lạc chính. Họ thường sẽ có xu hướng sử dụng Zalo rất nhiều, nên đây sẽ là một cơ hội tốt để bạn có thể tập trung vào đối tượng này và đưa ra các lựa chọn mặt hàng phù hợp cho họ.

4.3. Lên ý tưởng bán hàng

Sau khi đã xác định được một tệp khách hàng tiềm năng, thì bạn cần phải lên ý tưởng bán hàng cho riêng mình. Ý tưởng bán hàng ở đây không phải nói về mặt hàng, mà là về cách thức bạn truyền tải mặt hàng cho người dùng, cũng như ý tưởng về ngân sách, tiếp cận, tương tác với khách hàng,... Ý tưởng này không chỉ xuất phát riêng từ tệp khách hàng tiềm năng, mà nó còn xuất hiện theo nhiều khía cạnh như điều kiện kinh tế của bạn, lượng hàng có thể nhập về, xu hướng tiêu dùng mới,…

4.4. Đăng mặt hàng trên Zalo

Tiếp theo đó, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng về mặt hàng hoá và khách hàng, đã đến lúc bắt đầu đăng mặt hàng đầu tiên trong quá trình kinh doanh trên Zalo của bạn. Bước đầu, bạn nên đăng các sản phẩm nhỏ lẻ trên trang cá nhân của bạn để dễ tiếp cận 1:1 với khách hàng hơn, biến bản thân trở thành một người kinh doanh tự do, uy tín trước. Sau đó, bạn có thể áp dụng lên tài khoản Zalo Official Account để có thể nâng cao lợi nhuận lên nhiều hơn nữa.

4.5. Kiểm tra bình luận, inbox

Sau khi đăng mặt hàng của bạn lên Zalo, bạn có thể kiểm tra mục bình luận bằng cách kết nối trực tiếp với các khách hàng tiềm năng của mình (thường ban đầu bạn nên kết nối với từ 200 - 300 người) và xem phản ứng của họ với sản phẩm ra sao. Bình luận cũng chính là nơi chốt đơn hàng của bạn, nên hãy kiểm tra thật kỹ càng. Inbox cũng là một nơi ra đơn hiệu quả, khi khách hàng họ có thể nhìn thấy sản phẩm và họ nhắn tin trực tiếp cho bạn luôn.

4.6. Chạy quảng cáo trên Zalo

Sau khi đã bắt đầu có hiện tượng lên đơn dần, thì đã đến lúc bạn chi một phần ngân sách kinh doanh của mình cho việc chạy quảng cáo. Zalo Ads và Zalo Broadcast, như đã nói ở trên, sẽ là hai nguồn tiếp cận bằng quảng cáo có thể giúp cho bạn lên đơn với tốc độ nhanh chóng hơn, từ đó lợi nhuận sẽ tăng thêm nhiều hơn. Ngoài ra, việc chạy quảng cáo trên Zalo sẽ khiến cho sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến hơn, từ đó tăng mức độ uy tín trong hoạt động kinh doanh của bạn.

Xem thêm: 5 cách bán hàng trên Zalo cá nhân - tiết kiệm chi phí nhất

5. Một số lưu ý khi bán hàng trên Zalo

Việc Zalo dần trở thành một trong những nền tảng có thể kinh doanh tốt khiến cho rất nhiều người dùng bắt đầu có xu hướng đổ xô vào kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nhanh online trên Zalo. Tuy nhiên, việc bán hàng trên Zalo vẫn cần có một số lưu ý nhất định sau đây, nhằm để tránh việc kinh doanh tràn lan cũng như tránh những hậu quả không đáng có sau này.

5.1. Cần chú ý về mặt thời gian kinh doanh

Khác với các trang thuần thương mại như AliExpress hay Amazon, việc kinh doanh trên Zalo sẽ phải ngầm tuân theo một số khung giờ cụ thể, vì tuỳ thời điểm mà lượng người dùng sẽ khác nhau, cũng như trạng thái tiêu dùng trong từng khung giờ cũng sẽ khác nhau. Một số khung giờ bạn nên chú ý nếu muốn kinh doanh trên Zalo bao gồm:

  • Từ 7 giờ đến 7 giờ 30 sáng: Đây là khoảng thời gian mọi người mới thức giấc hoặc bắt đầu mới chuẩn bị đi làm, nên họ sẽ có xu hướng lên mạng và xem các tin tức, thông tin cần thiết, cũng như sử dụng mạng xã hội để xem những người mình quen biết họ đã online hay chưa.
  • Từ 11 giờ 30 sáng đến 1 giờ trưa: Đây là thời điểm mọi người bắt đầu ăn trưa và nghỉ ngơi, nên việc sử dụng Zalo sẽ tăng nhanh chóng - cơ hội để những người làm kinh doanh bắt đầu quảng bá sản phẩm của mình.
  • Từ 8 giờ đến 10 giờ 30 tối: Đây là thời điểm người dùng tăng mạnh nhất, khi mọi người ai cũng có thời gian để xem tin tức, tìm kiếm thông tin và quan trọng hơn cả, đây là thời điểm mà người dùng sẽ có xu hướng đặt hàng/mua hàng nhiều nhất, lượng đơn từ đây cũng lớn nhất.

5.2. Tối đa hóa việc ứng dụng các giao diện Zalo trong việc bán hàng

Cũng như Facebook, Zalo sẽ có 2 giao diện cơ bản: Trang cá nhân và fanpage. Tận dụng được cả 2, và bạn sẽ làm chủ được mô hình kinh doanh của bạn. Tuy lượng bạn bè trên Zalo sẽ giới hạn hơn nhiều so với Facebook (tối đa 2000 người) nhưng hiệu quả sẽ cao hơn nhiều do người dùng sẽ là người dùng thật. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tính năng “tìm quanh đây” với chi phí quảng cáo rẻ hơn, theo từng đối tượng khách hàng xuất hiện trong khu vực kinh doanh trên Zalo theo nhân khẩu học.

5.3. Kiểm tra nội dung bài trên Zalo

Để tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh, việc có được một bài đăng chỉn chu, hình ảnh sắc nét và chính xác sẽ khiến cho sản phẩm của bạn kinh doanh tốt và uy tín hơn nhiều. Hình ảnh trên Zalo nên có kích cỡ 1:1 (khổ tối ưu là 900 x 900) và nên có watermark riêng cho từng ảnh để giữ bản quyền.

Bạn nên sử dụng triệt để tính năng QR code, có thể để mã đó trực tiếp lên bài của mình để khách hàng dễ tìm đến trang kinh doanh của bạn. QR Zalo cũng là một công cụ hữu ích cho những người dùng có xu hướng kinh doanh online như bạn để in trên mẫu tem bảo hành hoặc in lên bao bì của cửa hàng kinh doanh trên Zalo của mình.

Xem thêm: Top 5 giải pháp quản lý bán hàng trên Zalo Shop hiệu quả nhất

Lưu ý khi bán hàng Zalo

Lưu ý khi bán hàng Zalo

6. Một số công cụ quản lý bán hàng trên Zalo

6.1. Zalo Shop Solution

Đây là một công cụ được tích hợp sẵn trên Zalo khi bạn muốn kinh doanh theo hình thức kinh doanh online. Với những tính năng vượt trội như tích hợp Open API, CMS, Zalo Shop Marketplace hay Zalo Ads, việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều, khi có thể có tiềm năng tiếp cận một lượng khách hàng lên đến tối đa 100 triệu khách hàng - người dùng Zalo trên khắp tổ quốc.

6.2.  Zalo Business Account

Đây là một công cụ quản lý tài sản của các doanh nghiệp do chính Zalo phát hành. Công cụ này sẽ bao gồm các tài khoản Zalo Official Account (OA) - dành riêng cho việc quản lý, sử dụng của các doanh nghiệp kinh doanh trên Zalo - và các ứng dụng (app) ủy quyền của doanh nghiệp đó. Để sử dụng được thêm các chức năng quản lý cần thiết của Zalo OA trên hệ thống, bạn cần đầu tư một khoản tiền phí trên Zalo Business Account.

Xem thêm: Cách bán hàng trên Zalo hiệu quả nhất năm 2022, ai cũng làm được

7. Những câu hỏi thường gặp

7.1. Sản phẩm của tôi đăng rõ ràng trên trang cá nhân rồi, tôi có chạy quảng cáo nhưng vì sao tương tác trên Zalo của tôi lại thấp?

Trước hết, bạn phải xem xét lại trình quảng cáo xem bạn đã đặt ra đúng khách hàng mục tiêu chưa. Hơn nữa, liệu sản phẩm của bạn khi đăng lên trên Zalo có còn phù hợp với thị hiếu với người tiêu dùng tại đó? Vậy nên, để trả lời cho câu hỏi này, bạn nên xem xét lại mục tiêu quảng cáo của bạn đặt ra, cũng như xem lượng khách hàng của bạn có được coi là khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của bạn hay không.

7.2. Tôi muốn mở rộng kinh doanh trên Zalo OA (Zalo Official Account). Vậy tài khoản này có thể tương tác với người quan tâm (followers) theo các hình thức nào?

Với Zalo OA, bạn có thể tương tác với những người theo dõi bạn thông qua những hình thức sau đây:

  • Trả lời tin nhắn trực tiếp 1:1: Zalo Official Account có thể tương tác với từng người quan tâm nhất định (chỉ áp dụng đối với tài khoản dịch vụ)
  • Nhắn tin cho toàn bộ người quan tâm (chức năng Zalo Broadcast): Zalo OA có một chức năng rất hay là có thể gửi tin nhắn cho toàn bộ người đang quan tâm, tin nhắn sẽ được đưa vào danh sách tin nhắn từ Official Account trên ứng dụng Zalo của các subscribers (người theo dõi), hoặc nằm ngoài danh sách tin nhắn Zalo tùy theo loại tài khoản đã đăng ký.
  • Ngoài ra bạn có thể gửi tin nhắn Zalo ZNS, đây là hình thức chăm sóc khách hàng và marketing rất hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm tại đây: https://zalozns.vn/

7.3. Việc bán hàng trên Zalo OA có khác gì so với bán hàng trên Zalo cá nhân?

Khác nhau rất nhiều. Zalo OA sẽ thường dành cho những doanh nghiệp/công ty kinh doanh theo chuỗi, hoặc những người dùng muốn mở rộng hệ thống kinh doanh của mình để quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý quan hệ khách hàng tốt hơn với trình bán hàng được hiển thị trực tiếp trên hệ thống. Còn đối với cá nhân, việc bán hàng sẽ chỉ xoay quanh đăng sản phẩm - tư vấn khách hàng - chốt đơn, và lượng sản phẩm kinh doanh thường không lớn, nên việc quản lý không quá cần thiết phải có một hệ thống xác định.

Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm tối ưu quảng cáo Zalo hiệu quả nhất năm 2022

Nhìn chung, nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm bán hàng trên Zalo đã chia sẻ rằng bán hàng trên Zalo hiệu quả hơn nhiều so với những nền tảng mạng xã hội khác. Mong rằng với những chia sẻ trên của Nhanh.vn, các bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về kinh nghiệm thực chiến bán hàng trên Zalo, từ đó xây dựng được một hệ thống kinh doanh thành công nhất.

MARKETING VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG QUA ZALO


  • Có thể bạn quan tâm:

Bí quyết quảng cáo trên Zalo miễn phí cho chủ shop bán hàng

7 bước chạy quảng cáo Zalo hiệu quả, tối ưu nhất hiện nay

social
5/5 (3 vote)
Zalo ZNS - Giải pháp nhắn tin chăm sóc khách hàng qua Zalo, giá siêu rẻ

Chi phí chỉ từ 50 VNĐ/ tin, gửi được hình ảnh và có nút CTA

Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi

Nhận tư vấn
©2020 Allrights reserved nhanh.vn
102 Thái Thịnh, P. Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
1900.2812
contact@nhanh.vn
TKNH : 19133915566015 - Techcombank 

Chủ tài khoản Công ty cổ phần Nhanh.vn 

Lĩnh vực kinh doanh

Phần mềm quản lý bán hàng
Phần mềm quản lý fanpage
Cổng vận chuyển
Thiết kế website
Dịch vụ marketing & CSKH